Ads Google

Vị trí thường gặp thoái hóa nhất là khớp gối. Trong đó, nữ chiếm tỉ lệ 80% (cao hơn nam giới).

Yếu tố thừa cân có mối liên quan chặt chẽ đến bệnh, các dị tật của trục khớp gối và các di chứng của bệnh lý tại khớp như chấn thương, viêm.
thoái hóa khớp ở nữ
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở nữ
Biểu hiện của thoái hóa khớp gối.
- Dấu hiệu chính là bệnh nhân thường than phiền đau khớp gối. Đau trong khớp gối hoặc đau mặt trước, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, đặc biệt khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Giai đoạn đầu đau âm ỉ, không liên tục, xuất hiện khi thực hiện một số động tác đặc biệt như lên xuống bậc thang, ngồi xổm, quỳ gối. Giai đoạn muộn, đau tăng và kéo dài liên tục.

- Hạn chế vận động, khó khăn khi thực hiện động tác gập và duỗi gối. Có thể có tiếng "lạo xạo" trong khớp gối khi cử động.

- Khớp cứng và khó cử động sau khi bất động lâu, hoặc vào buổi sáng khi bắt đầu vận động, thường cải thiện nhanh sau khi người bệnh cố gắng cử động.

-Khớp gối có thể sưng to, có nước nhưng hiếm khi có dấu hiệu viêm nặng (sưng nóng đỏ đau). Có thể có khối u vùng khoeo mặt sau khớp gối do thoát vị màng hoạt dịch khớp gối, còn gọi là nang Baker.

- Không vận động dẫn đến teo cơ ở mặt trước đùi

- Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X. Dần dần đưa đến tình trạng mất chức năng vận động.

-Dấu hiệu Xquang có hình ảnh hẹp khe khớp không đều (thường hẹp nhiều ở mặt trong), kết đặc xương dưới sụn, hình ảnh mọc thêm xương (gai xương, chồi xương) ở mặt và rìa khớp.

Chữa trị thoái hóa khớp gối
thoái hóa khớp ở nữ
Thoái hóa khớp ở nữ
- Ngoài các bước cơ bản trong điều trị thoái hóa khớp nói chung, trong điều trị nội khoa chú ý dùng giày chỉnh trục, giày sẽ đựơc lót miếng chêm phần gót hoặc bờ bên để giảm lực tác dụng lên khớp gối. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ để giảm lực tỳ đè cho khớp gối như mang nẹp khớp gối, gậy chống, nạng, khung đi.

- Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp gối bao gồm nội soi khớp, đục xương chỉnh trục, thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối. Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp khớp gối hạn chế chức năng nhiều, khe khớp hẹp nặng, biến dạng khớp hoặc đau khớp không đáp ứng với các phương thức điều trị nội khoa.

- Điều trị qua nội soi khớp, người ta có thể rửa khớp loại bỏ các yếu tố gây viêm, lấy bỏ các dị vật (có thể là các mẩu sụn khớp bị bong ra, hoặc các thành phần bị canxi hóa), gọt giũa bề mặt không đều của sụn, cắt bỏ các sụn chêm bị tổn thương.

- Tuy nhiên, có nghiên cứu theo dõi dài hạn (trên 2 năm) cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả giảm đau cũng như làm chậm tiến triển của bệnh giữa 3 nhóm đối tượng được phẫu thuật nội soi rửa khớp, được phẫu thuật nội soi gọt giũa mặt khớp, và nhóm không được điều trị. Kết quả trên cho thấy hiệu quả của phương pháp nội soi có thể còn hạn chế.

- Cũng thông qua nội soi khớp có thể tiến hành ghép sụn lên bề mặt của sụn bị thoái hóa. Kết quả bề mặt sụn bị thoái hóa được phủ bởi lớp sụn mới. Tuy nhiên hiệu quả đạt được của các kỹ thuật trên còn thấp, do đó chưa được áp dụng rộng rãi.

- Đục xương chỉnh trục ở xương chày hoặc xương đùi là kỹ thuật tốt để sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong kiểu chân chữ X hoặc cong ra ngoài vòng kiềng (chân chữ O).

- Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

Theo BS Hồ Phạm Thục Lan - VnExpress

Đăng nhận xét

  1. Bệnh thoái hóa khớp cần được chữa trị đúng cách mới có thể khỏi hoàn toàn.

    Trả lờiXóa