Ads Google

Cảm giác đau nhức đi kèm với sưng, cứng khớp là nỗi ám ảnh đối với các bệnh nhân thoái hóa khớp khi thời tiết thay đổi. Thoái hóa càng nặng, cơn đau càng khủng khiếp khiến người bệnh vận động vô cùng khó khăn.
Trong số hơn 800 câu hỏi được gửi đến chương trình tư vấn “Chăm sóc khớp khi chuyển mùa"VnExpress đang triển khai, có hơn 40% độc giả băn khoăn về các triệu chứng thường gặp liên quan đến bệnh thoái hóa khớp.
khop-5223-1408763555.jpg
Đối với khớp gối, cơn đau thường tăng lên dữ dội khi đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang...
Chia sẻ nỗi lo của mình tới chương trình, anh Nguyễn Văn Thành ở TP Vinh,  Nghệ An cho biết: “Sắp bước sang tuổi 40, các khớp gối của tôi bắt đầu có hiện tượng đau nhói, khớp kêu nghe lạo xạo. Tôi đi chụp Xquang thì được bác sĩ chẩn đoán là thoái hóa khớp gối. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi xem có giải pháp nào để điều trị và hạn chế những cơn đau”.
Bác Lê Thị Hoàng Cúc (55 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) gửi thư về chương trình cũng bày tỏ nỗi lo lắng về bệnh của mình sau nhiều năm chịu đựng những cơn đau. Bác cho hay: “Tôi bị cứng các ngón tay, đặc biệt ngón cái bàn tay trái rất đau, cử động nghe lục khục. Ngón tay áp út bàn tay phải đôi khi không tự duỗi ra được, đặc biệt buổi sáng khi ngủ dậy… Ngoài ra tôi còn bị thoái hóa 2 đốt sống cổ…”. 
kho1-5490-1408763555.jpg
JEX chứa UC-II có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp, đây là yếu tố quan trọng trong việc phòng và điều trị thoái hóa khớp.
GS. BS Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam chia sẻ, thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến nhất, với tỷ lệ hơn 50% người nằm trong độ tuổi trên 35 tuổi mắc phải. Khớp bị thoái hóa là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Sụn là phần bao bọc các đầu xương, đóng vai trò làm trơn tru khớp và giảm tải khi vận động. Khi tuổi tác tăng lên, thường là trên 40 tuổi, phần sụn khớp sẽ bị lão hóa, mất khả năng đàn hồi, làm cho phần đầu xương mòn, mỏng và đau khi vận động. Vì không có những triệu chứng toàn thân cho nên bệnh thoái hóa khớp rất ít khi nhầm lẫn với bệnh viêm khớp khác. Bệnh khởi phát từ từ, ban đầu có dấu hiệu cứng khớp song hiếm khi kéo dài quá 15 phút. Sau đó xuất hiện đau khớp, tăng lên khi vận động kéo dài và giảm khi nghỉ ngơi.
Từ các triệu chứng của người bệnh, GS Ân khuyên: "Khi có các dấu hiệu thoái hóa khớp, bệnh nhân nên đi khám ở các chuyên khoa Cơ xương khớp. Không nên thấy khớp kém linh hoạt mà không dám vận động, khiến khớp ngày càng cứng hơn. Nên tập các động tác luyện khớp nhẹ nhàng, khoảng 10-15 phút mỗi lần và tránh chơi các môn thể thao mạnh”.
Nhiều câu hỏi của độc giả trẻ cho thấy, thoái hóa khớp đang ngày càng trẻ hóa bởi không ít người bệnh mắc phải khi chưa đến tuổi 30. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Thành - Trưởng khoa Khớp, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết bệnh khớp đang có xu hướng tăng lên và trẻ hóa trong những năm gần đây do các yếu tố môi trường, thời tiết thất thường, chấn thương… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nhiều câu hỏi gửi đến chương trình đã gióng lên hồi chuông báo động về việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau dẫn đến nhiều biến chứng đáng lo ngại đối với bệnh nhân thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp…  TS.BS Đặng Hồng Hoa – Trưởng khoa Cơ Xương khớp, Bệnh viện E đã chỉ ra, dùng những thuốc giảm đau vài ngày có khi sẽ đỡ nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và có thể gây tác dụng phụ lên nhiều cơ quan trên cơ thể nếu dùng lâu dài.
“Khi nhận thấy những cảm giác bất thường ở khớp, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được khám và có hướng điều trị bệnh cụ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống thoái hóa khớp hay các chế phẩm giúp chăm sóc và bảo vệ sụn khớp như UC-II. Đồng thời, việc điều trị thoái hóa khớp phải được thực hiện sớm và tích cực để tránh tổn thương, biến dạng khớp và gây tàn phế”, TS Hoa nhấn mạnh.