Ads Google

Thắc mắc của độc giả xoay quanh các bệnh khớp, cách chăm sóc và bảo vệ khớp khi thời tiết chuyển mùa sẽ được tư vấn, giải đáp trên VnExpress từ ngày 18/8 đến 24/8.
Chương trình “Tư vấn chăm sóc khớp khi chuyển mùa” với sự tham gia của 4 chuyên gia trong lĩnh vực khớp, gồm: Giáo sư, Bác sĩ Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam; Phó giáo sư, Bác sĩ Vũ Đình Hùng - Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam; Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện E và Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Thành - Trưởng khoa Khớp, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM.
Thời điểm chuyển mùa là lúc các cơn đau khớp khởi phát dữ dội và hành hạ người bệnh. Bất kỳ sự thay đổi nào của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, khi ẩm ướt cũng khiến các khớp đau nhức, sưng đỏ, tê mỏi, khó cử động hơn, thể hiện rõ nhất là ở khớp gối, ngón tay, ngón chân, hông, vai và cổ.
hinh-khop-1-3920-1408330516.jpg
Thay khớp gối vì lớp sụn bị thoái hóa nặng gây tàn phế.
Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Thành - Trưởng khoa Khớp, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, đau khớp liên quan đến thời tiết thường thấy ở các bệnh nhân thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Đó là những bệnh mãn tính, phải chữa trị cả đời, vì vậy, người bệnh cần điều trị sớm và đúng phương pháp.
Thống kê cho thấy, bệnh thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ 20% dân số bị bệnh xương khớp trên thế giới. Ở Mỹ, 80% bệnh nhân trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp; ở Pháp, thoái hóa khớp chiếm 28% số bệnh về xương khớp. Riêng ở Việt Nam, bệnh khớp tiếp tục có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây do tuổi thọ tăng lên, các yếu tố môi trường, thời tiết thất thường… tác động đến cuộc sống của người bệnh.
Giáo sư, Bác sĩ Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, các triệu chứng bệnh khớp phổ biến thường xảy ra từng đợt nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, về lâu dài sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lao động và sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, khi sụn khớp hư tổn nặng, các đầu xương lồi ra chạm vào nhau, chèn ép dây thần kinh và bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Phần lớn các bệnh nhân âm thầm chịu đựng để vượt qua những cơn đau, hoặc tự chữa trị tại nhà bằng việc chườm nóng, uống thuốc nam, lạm dụng thuốc giảm đau... làm bệnh ngày càng nặng hơn và có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm.
Các chuyên gia tư vấn chăm sóc khớp khi chuyển mùa:
BS-AN-3319-1408325732.jpg
Giáo sư, Bác sĩ Trần Ngọc Ân (sinh năm 1937) hiện là Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, đồng thời là hội viên Hội Thấp khớp học Châu Á Thái Bình Dương. Ông được coi là người thầy của chuyên ngành Thấp khớp học, với kinh nghiệm hơn 50 năm nghiên cứu, giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội
BS-Hung-3269-1408325734.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đình Hùng (sinh năm 1949) hiện là Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, đồng thời đảm nhận chức Chủ tịch Hội Thấp khớp học TP HCM; Phó Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam. Ông đã công bố 38 nghiên cứu về thấp khớp, học nội khoa và tham gia viết, chủ biên 9 đầu sách về bệnh xương khớp.
BS-HOA-9725-1408325735.jpg
Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hồng Hoa (sinh năm 1964) hiện là Trưởng khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện E. Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học nổi bật, bà còn tham gia Hội đồng chấm luận án thạc sĩ, luận văn bác sĩ... tại Học viện Quân y và các Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp Bộ, cấp Nhà nước.
BS-Thanh-1369-1408325735.jpg
Bác sĩ CK2 Nguyễn Thái Thành (sinh năm 1966) hiện là Trưởng khoa Khớp - Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM; Uỷ viên ban chấp hành Hội Thấp khớp Việt Nam, đồng thời là Uỷ viên Hội Thấp khớp học TP HCM và Ủy viên Hội Loãng xương TP HCM.
*Độc giả gửi câu hỏi tại đây*
Đan Phượng