Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống
Thông thường, những người bị béo phì, mắc bệnh tiểu đường, cường cận giáp, suy giáp,... sẽ dễ mắc bệnh gai cột sống
sớm. Các yếu tố
di truyền (bố mẹ có người bị thoái hóa khớp, thoat vi dia dem); chế độ dinh dưỡng (ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp); do lao động nặng
nhọc từ bé, mang vác vật nặng. Chơi thể thao có tính vận động cao làm tăng tải
trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động trong thời gian dài như
đứng quá lâu, ngồi quá nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó
cũng là yếu tố nguy cơ gây gai cột sống.
Tuy nhiên, tuổi già mới là nguyên nhân chính gây nên bệnh gai cột sống. Ngoài ra, còn có thể do chấn thương, tai nạn và do đặc trưng của nghề nghiệp khiến cột sống phải hoạt động nhiều như mang vác, bưng bê, nhấc xách các đồ vật. Thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh cột sống mắc phải như viêm đốt sống đĩa đệm, đau thần kinh tọa, dị dạng cột sống... cũng là nguyên nhân dẫn đến gai cột sống.
Nguyên nhân chính của bệnh gai cột sống là do tuổi già
Nhựng biểu hiện của bệnh gai cột sống
Đối với gai cột sống thắt lưng, có 3 thể lâm sàng như sau:
1. Đau thắt lưng mãn tính, là hiện tượng đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, hay bị tái phát do đĩa đệm thoái hóa nhiều, giảm khả năng chịu lực do sức đàn hồi của đĩa đệm kém, có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.
2. Đau lưng cấp tính. Hiện tượng đau lưng xuất hiện sau khi thực hiện một động tác mạnh, đột ngột hay trái tư thế. Bệnh nhân có tư thế chống đau như lom khom, vẹo cột sống. Tình trạng này sẽ khỏi dần sau 1 - 2 tuần.
3.Đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa một hay hai bên. Người bệnh đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, khoeo, cẳng chân và lan xuống gót chân hay các ngón chân. Nếu bị gai cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. Hiện tượng đau sẽ lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt (bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, thường được hay chẩn đoán nhầm là loạn cảm họng).
Khi nhận thấy dấu hiệu chèn ép dây thần kinh cánh tay thì hiện tượng đau sẽ từ cột sống cổ lan xuống vai, tay. Nếu không điều trị kịp thời, gai cột sống có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút và có tâm lý buồn chán, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc.
Đăng nhận xét