Đĩa đệm gồm 3 thành phần chính là nhân nhầy, vòng sợi và các bản trong suốt trên và dưới. Do các thắt thần kinh và huyết quản của đĩa đệm rất ít mà lại chịu tải trọng lớn nên rất dễ bị thoái hóa dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng được phát hiện nhờ các dấu hiệu như đau thắt lưng cấp tái phát triển nhiều lần hoặc chụp phim cộng hưởng.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng |
Vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường ở 2 đĩa đệm L4-L5, L5-S1. Nguyên do thoát vị đĩa đệm: Do chấn thương và tải trọng, hoặc do nghề nghiệp, hoặc do thoái hóa đĩa đệm. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm: đau thắt lưng cấp, hoắc tái phát nhiều lần, chụp phim cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
Các giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đâu tiên. Khi đĩa đệm có dấu hiệu thoát vị nhân nhầy sẽ biến dạng, bắt đầu xuất hiện vài chỗ đứt rách nhỏ.
Giai đoạn 2: Tiếp theo sau đó nhân nhầy này sẽ lồi về phía vòng sợi bị suy yếu, đĩa đệm bị phình ra, nhất là ở phía sau. Thể hiện lâm sàng bằng đau thắt lưng cục bộ, hãn hữu mới có triệu chứng kích thích rễ thần kinh.
Giai đoạn 3: Khi nhân nhầy lồi về phía vòng sợi bị suy yếu các lớp của vòng sợi sẽ đứt rách hoàn toàn, tổ chức nhân nhầy cùng với tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống. Các triệu chứng chèn ép rễ thần kinh xuất hiện.
Giai đoạn 4: Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ, rạn rách nặng ở nhiều phía. Giảm rõ chiều cao khoang gian đốt sống dẫn đến hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống. Lâm sàng đau thắt lưng mãn tính, tái phát, có thể có hội chứng rễ nặng do chèn ép trong lỗ tiếp hợp.
Trong lâm sàng bệnh lí đĩa đệm không tiến triển tuần tự qua từng giai đoạn nêu. Có xác xuất đột biến do những nhân tố bên trong và bên ngoài gây ra nhất là chấn thương và tải trọng.
Đăng nhận xét